Thứ Bảy, 14 tháng 10, 2023

Thái Nguyên được vinh danh

  Giải thưởng quốc tế SIP Planning Awards 2023 là giải thưởng danh giá quốc tế về quy hoạch do Viện Quy hoạch Singapore (Singapore institute of planners) chủ trì đánh giá và xét chọn trao giải. Giải thưởng nhằm tôn vinh giá trị, chất lượng, ý tưởng và tầm nhìn của các đồ án quy hoạch tham dự giải.

Trong đợt đánh giá, xét chọn giải vào cuối tháng 9 vừa qua, có gần 100 đồ án quy hoạch của các quốc gia trên thế giới tham dự. Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050 đã xuất sắc đạt điểm cao và được Ban Tổ chức lựa chọn trao giải Bạc.

Điều này cho thấy, Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên đã bảo đảm chất lượng cao, thể hiện tư duy tầm nhìn và giá trị thực tiễn cao, mang tầm quốc tế.




Thông Báo về quy hoạch xây dựng

  Các nội dung chính phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu phường Long Hoa, thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh gồm:

1. Quy mô lập quy hoạch diện tích phường Long Hoa khoảng: 139,50 ha.
2. TÍnh chất, chức năng: Phường Long Hoa là trung tâm hành chính, chính trị của thị xã Hòa Thành, trung tâm thương mại dịch vụ cấp tỉnh, trung tâm tín ngưỡng, tôn giáo, được quy hoạch, bố trí đầy đủ hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật.
3. Nội dung đồ án quy hoạch phân khu:
- Quy hoạch mặt bằng sử dụng đất;
- Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan;
- Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật: Giao thông; cấp, thoát nước thải và vệ sinh môi trường; cấp điện; hệ thống thông tin liên lạc;…
- Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng và hành lang bảo vệ các tuyến hạ tầng kỹ thuật.
- Phân kỳ đầu tư và tổ chức thực hiện.
Sở Xây dựng thông báo đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân biết và thực hiện.





Phân Loại công trình

  Các công trình xây dựng thường được phân chia thành ba loại chính: công trình nhà, công trình cơ sở hạ tầng và công trình công nghiệp.[4] Công trình nhà thường được phân chia theo mục đích sử dụng dùng làm nơi sinh sống (nhà ở) hay là không (trung tâm thương mại, trường đại học, viện nghiên cứu...). Cơ sở hạ tầng bao gồm những công trình phục vụ cộng đồng như đậpcầucốnghầmđường sá... Công trình công nghiệp bao gồm các nhà máy như lọc dầu, hoá chất, nhà máy điện, sản xuất công nghiệp, hầm mỏ.[5]



định kỳ chuyển đổi?

  

(Chinhphu.vn) - Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 08/2023/TT-BXD quy định danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và viên chức trực tiếp tiếp xúc, giải quyết công việc trong lĩnh vực xây dựng.

Thông tư quy định, danh mục vị trí công tác trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Xây dựng phải thực hiện định kỳ chuyển đổi bao gồm:

1- Cấp giấy phép trong lĩnh vực xây dựng:

a) Kiểm tra, đánh giá hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng; chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

b) Kiểm tra, đánh giá hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng;

c) Kiểm tra, đánh giá hồ sơ đề nghị công nhận tổ chức xã hội - nghề nghiệp đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng;

d) Kiểm tra, đánh giá hồ sơ đề nghị công nhận tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hành nghề kiến trúc, cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo về kiến trúc đủ điều kiện thực hiện sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc;

đ) Kiểm tra, đánh giá hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng;

e) Kiểm tra, đánh giá hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng;

g) Kiểm tra hồ sơ đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cấp thẻ giám định viên tư pháp xây dựng;

h) Kiểm tra, đánh giá hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động cho các tổ chức thực hiện kiểm định đối với các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động sử dụng trong thi công xây dựng;

i) Kiểm tra, đánh giá hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ kiểm định viên cho các cá nhân thực hiện kiểm định đối với các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động sử dụng trong thi công xây dựng.

2- Thẩm định dự án xây dựng:

a) Thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng điều chỉnh;

b) Thẩm định, thẩm định điều chỉnh thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở.

3- Quản lý quy hoạch xây dựng:

a) Thẩm định nhiệm vụ, nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch xây dựng;

b) Thẩm định đồ án, đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng.

4- Quản lý, giám sát chất lượng các công trình xây dựng:

a) Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng;

b) Kiểm tra, đánh giá hồ sơ đề nghị cho ý kiến về kết quả đánh giá an toàn công trình xây dựng; cho ý kiến về các công trình hết thời hạn sử dụng nhưng có nhu cầu sử dụng tiếp.

Thông tư cũng quy định, thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức trong lĩnh vực xây dựng là từ đủ 3-5 năm.

Thời điểm tính thời hạn chuyển đổi vị trí công tác là thời điểm cấp có thẩm quyền ban hành văn bản điều động, bố trí, phân công nhiệm vụ đối với công chức, viên chức.

Thông tư có hiệu lực thi hành từ 20/11/2023.







Thứ Sáu, 13 tháng 10, 2023

Quy định mới về giám định tư pháp trong lĩnh vực xây dựng

 

Chinhphu.vn) - Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 17/2021/TT-BXD quy định một số nội dung về hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực xây dựng thay thế Thông tư 04/2014/TT-BXD.

04/01/2022  18:18

Thông tư nêu rõ 3 nội dung giám định tư pháp xây dựng, bao gồm:

1- Giám định tư pháp về sự tuân thủ các quy định của pháp luật quy hoạch xây dựng, hoạt động đầu tư xây dựng, nhà ở và kinh doanh bất động sản.

2- Giám định tư pháp về chất lượng xây dựng, bao gồm: Giám định chất lượng khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, vật liệu xây dựng, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình, bộ phận công trình, công trình xây dựng; giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng, nguyên nhân hư hỏng công trình xây dựng.

3- Giám định tư pháp về chi phí xây dựng công trình, bao gồm: giám định về tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình, giá gói thầu xây dựng; thanh toán và quyết toán hợp đồng xây dựng, thanh toán và quyết toán vốn đầu tư xây dựng và các vấn đề khác có liên quan; giám định tư pháp về giá trị nhà ở và bất động sản.

Quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên môn áp dụng trong hoạt động giám định tư pháp xây dựng là các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn được áp dụng trong xây dựng theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, Thông tư cũng nêu rõ việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cấp thẻ giám định viên tư pháp xây dựng. Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch UBND cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cấp thẻ giám định viên tư pháp xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật Giám định tư pháp.

Trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp xây dựng thực hiện theo quy định tại Điều 9, Điều 10 Luật Giám định tư pháp được sửa đổi, bổ sung tại Điểm a, Điểm b Khoản 5 và Khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp. 

Tổ chức đề nghị bằng văn bản bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc điều chỉnh thông tin giám định viên tư pháp xây dựng, kèm theo các hồ sơ cần thiết theo quy định, gửi bộ phận tiếp nhận thủ tục hành chính của Bộ Xây dựng hoặc UBND cấp tỉnh để được xem xét bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc điều chỉnh thông tin trong vòng 20 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định. 

Trình tự, thủ tục cấp thẻ giám định viên tư pháp xây dựng thực hiện theo quy định của pháp luật về mẫu thẻ, trình tự, thủ tục cấp mới, cấp lại thẻ giám định tư pháp.

Thông tư 17/2021/TT-BXD có hiệu lực thi hành từ ngày 5/2/2022.




Thứ Năm, 14 tháng 8, 2014

nguồn lực thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ

(Chinhphu.vn) - Chiều 11/10, Đoàn kiểm tra của Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương (Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương) do Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Phó Chủ tịch Hội đồng Cao Huy chủ trì đã kiểm tra tại Bộ Xây dựng.

Làm việc với Đoàn kiểm tra có Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh, Ủy viên Hội đồng Phối hợp PBGDPL Trung ương, đại diện một số đơn vị thuộc Bộ Xây dựng… 

Báo cáo tại cuộc họp, đại diện Vụ Pháp chế (Bộ Xây dựng) cho biết, công tác PBGDPL tại Bộ Xây dựng năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023 đạt được nhiều kết quả tích cực.

Bộ Xây dựng luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao các đơn vị thuộc Bộ tập trung có chất lượng, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp được nêu tại Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và các quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Xây dựng cũng tích cực PBGDPL qua hình thức trả lời văn bản, thông qua báo, tạp chí và Trang Thông tin điện tử của Bộ, thông qua tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm góp ý cho dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Ngoài ra, Bộ còn PBGDPL thông qua việc tổ chức họp báo, thông cáo báo chí, thông qua thực hiện lồng ghép thi tìm hiểu về pháp luật xây dựng do một số trường thuộc Bộ Xây dựng tổ chức…

Hằng năm, Bộ Xây dựng đều ban hành kế hoạch thông tin tuyên truyền để cụ thể các nhiệm vụ, trong đó trọng tâm là nhiệm vụ thông tin tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư xây dựng; phổ biến tuyên truyền các cơ chế chính sách, các quy định mới trong đầu tư xây dựng…

Có thể nói, công tác PBGDPL của Bộ Xây dựng thời gian qua đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, ý nghĩa của công tác PBGDPL. Ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, công chức, người lao động làm việc trong ngành xây dựng và các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng có sự thay đổi tích cực và chuyển biến rõ nét.

Thông qua hoạt động PBGDPL đã phát huy tinh thần, trách nhiệm tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nhằm phục vụ vào thực tiễn công việc mà mình đảm nhiệm; nâng cao hiểu biết để nhân dân tuân thủ pháp luật, hạn chế tình hình vi vi phạm pháp luật trên các lĩnh vực quản lý của Bộ Xây dựng. Đối với các doanh nghiệp, việc thực hiện PBGDPL đã góp phần cải thiện, bổ sung kiến thức pháp luật, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất và lợi nhuận cho doanh nghiệp, hạn chế vi phạm.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác PBGDPL của Bộ Xây dựng còn một số tồn tại, hạn chế cần sớm được khắc phục trong thời gian tới. Đó là, cán bộ, công chức thực hiện công tác pháp chế nói chung và công tác PBGDPL nói riêng còn hạn chế về số lượng; kinh phí phục vụ công tác PBGDPL từ nguồn chi thường xuyên của Bộ còn hạn hẹp; chế độ bồi dưỡng đối với các báo cáo viên hiện nay vẫn còn thấp, chưa tạo được động lực cho các báo cáo viên có kỹ






Giảm thuế GTGT trong lĩnh vực xây dựng thế nào?

Chinhphu.vn) - Theo phản ánh của ông Trần Quang Nam (Hà Giang), hiện nay các cơ quan có thẩm quyền ở một số địa phương nhất là cấp huyện, khi thẩm định và phê duyệt dự toán xây dựng thực hiện ngay việc giảm 2% thuế giá trị gia tăng (GTGT) vào dự toán xây dựng.

20/09/2023  07:02

Ông Nam cho rằng cách làm như nêu trên không đúng với hướng dẫn tại Văn bản số 7460/BTC-TCT ngày 29/7/2022 của Bộ Tài chính, gây rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện dự án, phức tạp nhất là phần khối lượng được duyệt dự toán với mức thuế suất thuế GTGT 8%, nhưng khi nghiệm thu lại rơi vào thời điểm không còn được giảm 2% thuế GTGT. 

Hiện nay, khi Nghị quyết số 101/2023/QH15 có hiệu lực, thì tình trạng thẩm định và phê duyệt dự toán xây dựng với thuế suất thuế GTGT 8% lại đang diễn ra.

Ông Nam đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn cụ thể nội dung giảm 2% thuế GTGT trong lĩnh vực xây lắp để áp dụng thống nhất, tránh tình trạng mỗi nơi một kiểu gây khó khăn trong việc thực hiện.

Cục Thuế tỉnh Hà Giang trả lời vấn đề này như sau:

Các nhóm hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế

Tại Điều 1 Nghị định số 44/2023/NĐ-CP ngày 30/6/2023 của Chính phủ quy định về giảm thuế GTGT theo Nghị quyết số 101/2023/ QH15 của Quốc hội, quy định:

"Điều 1. Giảm thuế GTGT

1. Giảm thuế GTGT đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:

a) Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất. Chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

b) Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

c) Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin. Chi tiết tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.

… Trường hợp hàng hóa, dịch vụ nêu tại các phụ lục I, II,và III ban hành kèm theo Nghị định này thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc đối tượng chịu thuế GTGT 5% theo quy định của Luật Thuế GTGT thì thực hiện theo quy định của Luật Thuế GTGT và không được giảm thuế GTGT.

2. Mức giảm thuế GTGT

a) Cơ sở kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ được áp dụng mức thuế suất GTGT 8% đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại Khoản 1 Điều này.

… 3. Trình tự, thủ tục thực hiện

a) Đối với cơ sở kinh doanh quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này, khi lập hóa đơn GTGT cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế GTGT, tại dòng thuế suất thuế GTGT ghi "8%"; tiền thuế GTGT; tổng số tiền người mua phải thanh toán. Căn cứ hóa đơn GTGT, cơ sở kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ kê khai thuế GTGT đầu ra, cơ sở kinh doanh mua hàng hóa, dịch vụ kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo số thuế đã giảm ghi trên hóa đơn GTGT.

4. Trường hợp cơ sở kinh doanh theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ áp dụng các mức thuế suất khác nhau thì trên hóa đơn GTGT phải ghi rõ thuế suất của từng hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

5. Trường hợp cơ sở kinh doanh đã lập hóa đơn và đã kê khai theo mức thuế suất hoặc mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT chưa được giảm theo quy định tại Nghị định này thì người bán và người mua xử lý hóa đơn đã lập theo quy định pháp luật về hóa đơn, chứng từ. Căn cứ vào hóa đơn sau khi xử lý, người bán kê khai điều chỉnh thuế đầu ra, người mua kê khai điều chỉnh thuế đầu vào (nếu có)".

Tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 44/2023/NĐ-CP ngày 30/6/2023 của Chính phủ quy định:

"Điều 2. Hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023".

Tại Điểm c Khoản 4 Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 16/10/2020 của Chính phủ quy định:

"Điều 9. Thời điểm lập hóa đơn

… 4. Thời điểm lập hóa đơn đối với một số trường hợp cụ thể như sau:

… c) Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt, thời điểm lập hóa đơn là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền".

Thời điểm xác định thuế GTGT

Tại Khoản 5 Điều 8 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2023 của Bộ Tài chính quy định:

"Điều 8. Thời điểm xác định thuế GTGT

… 5. Đối với xây dựng, lắp đặt, bao gồm cả đóng tàu, là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền".

Căn cứ các quy định, hướng dẫn nêu trên, trường hợp hoạt động xây dựng, lắp đặt có thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền, được xác định từ ngày 1/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023 thì được giảm thuế GTGT theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 44/2023/NĐ-CP với mức thuế suất thuế GTGT 8%.

Về thẩm định và phê duyệt dự toán xây dựng, đề nghị ông và chủ đầu tư trao đổi với các cơ quan có thẩm quyền về thẩm định và phê duyệt dự toán xây dựng để bảo đảm quyền lợi giữa các bên và thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.